1. Đỉnh Chư Mư và những điều cơ bản bạn cần biết
- Địa chỉ: Xã Ea M’Doal, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.
- Vé vào cửa: Vùng núi Chư Mư nằm trong sự quản lý của xã Ea M’Doal nên nếu muốn chinh phục đỉnh Chư Mư, du khách khi đến đây sẽ cần phải xin được giấy cấp phép của Uỷ ban Nhân dân xã Ea M’Doal. Chư Mư là một đỉnh núi chưa được khai phá nhiều, chưa có quá nhiều dấu chân của du khách tới đây và thực sự vẫn còn là một vùng núi rừng hoang dã theo đúng nghĩa của nó. Chính vì vậy, việc lấy được giấy cấp phép của Uỷ ban Nhân dân xã Ea M’Doal là rất khó, nên đòi hỏi bạn phải có giấy/thư giới thiệu của các cơ quan, ban ngành thuộc lĩnh vực địa chất, nông – lâm nghiệp, hay môi trường, sinh vật.
- Đỉnh Chư Mư cùng một đỉnh núi khác có tên là đỉnh Vọng Phu nằm ở phần tiếp giáp giữa hai tỉnh thành Đắk Lắk và Khánh Hoà. Thực chất, đây là hai đỉnh núi khác nhau, nhưng ngay cả một số người dân ở đây cũng bị lầm tưởng rằng chúng là một. Chư Mư và Vọng Phu là hai đỉnh núi nằm tách biệt nhau trên cùng một dãy núi.
- Đỉnh Chư Mư và đỉnh Vọng Phu cùng nhau nằm tựa vào cao nguyên M’Đrắk, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên lạ mắt, hiếm có, thách thức “máu” chinh phục của những vị khách trẻ.
- Đỉnh Chư Mư là một đỉnh núi vẫn chưa có nhiều dấu chân của con người, vì vậy để chinh phục được nó, bạn sẽ phải hoàn toàn dựa vào chính bản thân mình, do nơi đây hiện nay vẫn chưa có các dịch vụ hỗ trợ cho việc leo núi hay những lộ trình đã được vạch sẵn. Ngay cả những người dân bản địa cũng rất ít người đặt chân lên tới đỉnh núi. Do vậy nếu muốn leo lên đó, các bạn cần tìm cho mình một người dẫn đường thực sự có kinh nghiệm.
- Theo như những thông tin mà Reviewbuonmathuot thu thập được, con đường ngắn nhất dẫn lên đỉnh núi Chư Mư nằm ở địa phận thôn 7, xã Ea M’Doal, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, điểm đến đầu tiên của các bạn chính là địa chỉ này.
2.Những món ngon nhất định phải thử khi đi du lịch đỉnh Chư Mư
Bên cạnh những địa điểm du lịch thu hút hàng trăm, hàng nghìn lượt người đến và đi mỗi năm, vùng đất Đắk Lắk nói chung, cũng như huyện M’Đrắk nói riêng còn lưu giữ những nét văn hoá ẩm thực nổi tiếng từ bao đời. Nếu đã có dịp ghé thăm đỉnh Chư Mư, các bạn khi đến đây cũng nên dành thời gian để thưởng thức những món đặc sản nức tiếng nơi đây. Hãy cùng Reviewbuonmathuot tìm hiểu xem đó là những món ăn nào nhé!
- Rượu cần Ê Đê.
- Cơm lam.
- Thịt nai.
- Gà nướng bản Đôn.
- Bơ sáp.
- Cà đắng.
- Cá bống kho riềng.
- Lẩu cá lăng.
- Lẩu lá rừng.
- Măng le.
Trong những món ăn trên, cơm lam, hay thịt nai khô, bơ sáp,… là những món đặc sản vẫn hay thường được du khách mua về làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Các bạn cũng có thể thử xem sao nhé!
Và dưới đây là một số nhà hàng, quán ăn trong khu vực để các bạn có thể ghé qua và có cơ hội được thưởng thức những món đặc sản nức tiếng này.
- Quán ăn Cơm Việt (Địa chỉ: 234 Nguyễn Tất Thành, thị trấn M’Đrắk, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; Số điện thoại: 0905052359).
- Quán cơm 78 Hoàng Liên (Địa chỉ: xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; Số điện thoại: 0364781392).
- Nhà hàng sân vườn Sơn M’Đrắk (Địa chỉ: Thị trấn M’Đrắk, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; Số điện thoại: 0975400676).
- Nhà hàng Ngọc Kiểm (Địa chỉ: Thôn 2, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; Số điện thoại: 0386896553).
- Nhà hàng Gió Núi (Địa chỉ: Xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; Số điện thoại: 0905519368).
3. Hành trình chinh phục đỉnh núi Chư Mư
Sau khi đã tới thôn 7, xã Ea M’Doal, huyện M’Đrắk, các bạn sẽ cần đến Uỷ ban Nhân dân xã để xin giấy phép, sau đó tìm một người dẫn đường có uy tín để thực hiện chuyến đi.
Từ thôn, các bạn sẽ phải vượt qua dòng sông Hinh. Để tránh rủi ro, các bạn nên chuẩn bị sẵn áo phao cùng dây thừng cho an tâm nhé! Sau khi qua sông, các bạn sẽ tới một bìa rừng có độ cao khoảng 200m so với mực nước biển. Đoạn đường khá nhẹ nhàng, không quá dốc và du khách cũng chỉ cần đi theo con đường mòn mà những người đi rừng để lại. Tuy nhiên, quãng đường này cũng khá xa, nên các bạn cũng cần lưu ý phân bố thể lực sao cho hợp lý, tránh mất sức làm ảnh hưởng đến lộ trình các bạn đã lên trước nhé! Theo những thông tin mà Ximgo tìm hiểu, để vượt qua bìa rừng này, các bạn hay đi trekking sẽ mất khoảng tầm 8 tiếng, và quãng thời gian này có thể lâu hơn nếu là những bạn không hay đi leo núi.
Vượt qua bìa rừng, chân núi lớn có độ cao khoảng 800m sẽ hiện ra trước mắt các bạn. Tại đây, các bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi để khôi phục lại thể lực. Địa hình núi đá nơi này không phù hợp để các bạn cắm trại, dựng lều, vì vậy các bạn nên chuẩn bị trước võng dã chiến để mắc nhé. Bên chân núi lớn còn có một dòng suối nhỏ trong vắt chảy qua. Các bạn có thể lấy nước từ suối lên đun sôi để uống hoặc để nấu ăn.
Sau khi nghỉ ngơi và nạp đủ năng lượng xong, du khách sẽ tiếp tục cuộc hành trình mới. Trong hành trình lần này, các bạn sẽ phải băng qua tổng cộng là ba con suối lớn, với khoảng 4km đường chim bay, sau đó sẽ phải đối mặt với một thách thức khó nhằn hơn, đó là chính leo dốc. Trên quãng đường leo dốc này, hai bên dốc đều là vực thẳm, tuy nhiên do có nhiều cây cối to lớn che chắn nên cũng sẽ phần nào làm giảm bớt đi cảm giác lo lắng, hồi hộp cho những nhà leo núi. Tại đây, nếu phóng tầm mắt ra phía xa xa, các bạn sẽ cảm nhận được sự bao la, hùng vĩ của thiên nhiên đất trời, và con người chúng ta – chỉ như một hạt cát phiêu bạt trên sa mạc rộng lớn ấy, chỉ như một giọt nước hoà vào cả đại dương mênh mông.
Tiếp theo cho hành trình này, du khách sẽ phải vượt dốc lên thẳng độ cao khoảng 1800m nhưng không có điểm dừng chân. Chính vì vậy, các bạn cần lưu ý sắp xếp và bố trí hành lý mình mang theo sao cho hợp lý để không làm tiêu hao quá nhiều thể lực vào balo trên lưng nhé!
Khi đã bỏ lại con dốc cao ở sau lưng và đạt đến độ cao 1800m, du khách sẽ được trở lại loại địa hình bằng phẳng hơn. Nơi đây có mọc lên những cây thông rất to, hay những cây pơ mu quý,… Ngoài ra còn có một con suối chảy vắt ngang nơi này, rất thuận tiện để làm một điểm nghỉ ngơi. Du khách có thể lấy nước dưới suối lên đun sôi và uống giống như chặng hành trình trước, cũng có thể mắc võng dã chiến lấy chỗ nghỉ ngơi. Tuy nhiên tại đây ban đêm trời sẽ khá là lạnh, vì vậy các bạn nên chú ý chuẩn bị trước cả túi ngủ nữa nhé!
Đỉnh núi Chư Mư là cả một bãi đá lớn. Bắt đầu từ độ cao 1800m lên đến đỉnh núi, nơi đây sẽ không còn đường đất để đi nữa. Lúc này, nếu muốn lên được đỉnh núi, các nhà leo núi bắt buộc phải len lỏi hoặc cố gắng leo qua những tảng đá khổng lồ chắn tại nơi đây. Cùng với các loài cây rừng mọc chắn đường, các bạn sẽ có cảm giác như bản thân đang lạc vào một mê cung toàn đá.
Sau khi đã lên được đỉnh núi Chư Mư, đứng từ đây, các bạn sẽ có cơ hội được hoà mình vào thiên nhiên đất trời, ngắm nhìn rừng núi bạt ngàn cùng dòng sông Hinh đang lững lờ chảy trôi phía xa xa. Tại đây, các bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng hòn núi Vọng Phu – ngọn núi mà vẫn nhiều người hằng lầm tưởng rằng nó và Chư Mư là một.
6. Chinh phục đỉnh Chư Mư và những điều cần lưu ý
- Nếu có ý định leo núi Chư Mư, thời điểm phù hợp nhất dành cho các bạn sẽ là từ khoảng tháng 3 đến tháng 7. Khi ấy, nơi đây đã không còn mưa nhiều. Chúng ta không nên mạo hiểm đi rừng vào mùa mưa nhé, vì vùng Tây Nguyên mưa rừng rất dữ dội và nguy hiểm.
- Rừng nơi đây vẫn còn rất hoang sơ, chưa có dấu chân người nhiều, nên có thể sẽ vẫn còn có thú dữ.
- Các bạn phải xin được giấy phép của Uỷ ban Nhân dân xã mới được phép leo núi, không nên đi chui.
- Trong hành lý mang theo, các bạn chỉ nên mang những vật dụng thực sự cần thiết, không nên nhồi nhét quá nhiều đồ không cần thiết khiến các bạn mất sức.
- Tổng thời gian cả đi cả về sẽ rơi vào khoảng gần 5 ngày.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về đỉnh núi Chư Mư cũng như cách chinh phục nó mà Ximgo đã sưu tầm được. Mong rằng những điều mà Ximgo cung cấp sẽ trở nên có ích đối với những bạn trẻ nào đang có ý định chinh phục đỉnh núi cao ngất của Đắk Lắk này. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm những địa điểm du lịch thú vị của tỉnh thành Đắk Lắk trong bài viết này.
Chúc các bạn bình an và có những chuyến đi vui!